Những biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc – gia cầm trong giai đoạn chuyển mùa

Hiện nay, đang trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột bất thường, biên độ nhiệt độ ngày – đêm chênh lệch lớn làm cho đàn gia súc, gia cầm không kịp thích nghi làm giảm sức đề kháng của vật nuôi. Nếu việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại không đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, virus phát sinh, phát triển và gây bệnh cho vật nuôi.

     Chuồng trại của vật nuôi cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gì
     7 lý do nên nuôi heo trên sàn nhựa

Để đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi trong thời điểm giao mùa. Bác sĩ thú y Bùi Thị Vần Thơ, Chi cục Chăn nuôi & Thú y Vĩnh Phúc hướng dẫn bà con chăn nuôi một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng như sau:

Một số chú ý khi xây dựng chuồng nuôi lợn thịt

1. Che chắn và vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại

– Cần che chắn chuồng trại, tránh mưa tạt gió lùa. Nhất là vào những ngày có gió mùa đông bắc tràn về. Khi nhiệt độ môi trường giảm hoặc xuống thấp cần giữ ấm cho vật nuôi. Nhất là đối với động vật non, mới sinh.

– Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng trại. Phát quang bụi rậm xung quanh khu vực chăn nuôi. Cọ rửa sạch sẽ máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi.

– Định kỳ 1 – 2 lần/tuần khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Benkocid, Iodine, Virkon, Cloramin…

– Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng hầm biogas, đệm lót sinh học hoặc sử dụng phương pháp ủ phân… đúng kỹ thuật trước khi thải ra môi trường.

Những điều cần biết về tấm nhựa lót sàn chuồng dê cao cấp

2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng

– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vật nuôi. Chính là các loại thức ăn dễ tiêu hóa phù hợp với từng giai đoạn và lứa tuổi của vật nuôi. Không cho vật nuôi dùng thức ăn đã bị ẩm mốc hoặc quá hạn sử dụng.

Gia cầm đang trong giai đoạn nuôi úm hoặc lợn con tập ăn phải sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Với trâu, bò cần chủ động ủ chua thức ăn xanh, ủ rơm tươi với ure để dự trữ thức ăn.

– Đảm bảo đủ nước sạch có bổ sung các loại vitamin, men tiêu hóa cho gia súc, gia cầm uống nâng cao sức đề kháng. Nếu trong ngày nhiệt độ xuống thấp cần cho vật nuôi uống nước ấm.

– Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng nhất là với gia súc, gia cầm non.

3. Phòng bệnh cho đàn vật nuôi

– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho vật nuôi như:

  • Gia súc như trâu, bò cần chú ý các bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Với lợn cần chú ý bệnh tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả, phó thương hàn,…
  • Gia cầm thì cần đề phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như tụ huyết trùng, tiêu chảy, hen, cúm gia cầm.

– Theo dõi và phát hiện kịp thời gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh để kịp thời cách ly, điều trị. Đặc biệt là các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa.

– Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh của vật nuôi. Khi phát hiện gia súc, gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân cần báo ngay cho nhân viên thú y xã để được hướng dẫn và xử lý kịp thời.

4. Vận chuyển vật nuôi

– Bà con nên dùng phương tiện vận chuyển chuyên dùng đã được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc khử trùng, được che chắn tốt nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng để tránh mưa gió lùa vào.

Mật độ nuôi nhốt phù hợp tránh không để vật nuôi đè lên nhau. Nếu vận chuyển đường dài cần chuẩn bị thức ăn, nước uống để cho vật nuôi sử dụng.

– Thực hiện nghiêm quy trình kiểm dịch, vận chuyển theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành về thú y để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

– Giống vật nuôi mới mua về cần được cách ly riêng để theo dõi trong thời gian từ 2 – 3 tuần. Nếu con giống khỏe mạnh mới cho nhập đàn.

Những chia sẻ về cách chăm sóc vật nuôi trong giai đoạn chuyển mùa hi vọng sẽ giúp bà con chăn nuôi hiệu quả. Khi nâng cao được sức đề kháng cho vật nuôi sẽ mang lại hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế cho bà con.