Thùng nhựa, sóng nhựa, pallet…… làm từ nhựa gì?

Mọi người đều hỏi thùng nhựa, rổ nhựa… làm từ nhựa gì? Câu trả lời cho bạn là những mặt hàng này thường được làm bằng nhựa nguyên sinh PP, HDPE, PVC,… Nhưng bạn có thực sự hiểu được chúng là gì không? Bài viết này sẽ cho giải đáp tất tần tật về nhựa PP,PE,PVC…. là gì? Đặc tính của chúng ra sao? Các sản phẩm từ nhựa này sẽ gặp những khuyết điểm gì trong quá trình sản xuất? Cách khắc phục ra sao?

1. Nhựa có những tính chất gì?

1.1 Tính chất vật lý

  • Tỷ trọng:
  • Độ kết tinh cao – tỷ trọng cao (tính chất theo tính gia công như độ co rút).
  • Có liên quan đến độ bền, độ uốn…
  • Giá cả vật liệu ( tính trên trọng lượng thể tích).
  • Nhiệt độ mềm:

Khi vật liệu chất dẻo đặt trong điều kiện nhiệt độ tăng lên, tính chất vật liệu sẽ xảy ra như biến dạng, phân hủy, hay nứt, biến màu vàng (lão hóa)…

Nhựa Nhiệt độ mềm
PS

PTFE

PE

PVC

Nhựa nhiệt rắn

Nhựa nhiệt dẻo

260

288

100

49-71

135-260

120

  • Độ giãn nở nhiệt:

Độ giãn nở nhiệt của chất dẻo thì cao.

Vật Liệu Hệ số giản nở nhiệt
Thép

Gốm sứ

Chất dẻo

4×10-6

1~11×10-6

30×10-6 ~ 310×10-6

Chất độn vô cơ có hệ số giãn nở thấp được thêm vào để làm giảm giãn nở chất dẻo.

  • Độ dẫn điện:

Độ dẫn điện của chất dẻo thì thấp hơn thép, thủy tinh.

  • Tỉ nhiệt:

Tỉ nhiệt của chất dẻo thì cao hơn thép, vật liệu thủy tinh (0.2~0.55).

Kết quả là hiệu quả năng lượng kém trong gia công cũng như tính chảy.

  • Tính cơ học
  • Tùy thuộc vào nhiệt độ sử dụng
  • Tính chất rão cao
  • Độ bền va đạp thấp- Đối với một số chất dẻo kỹ thuật cao.(PC,PI..)
  • Kháng dầu kém – nứt
  • Ứng suất nứt, biến dạng nhiệt.
  • Thính chất nhiệt:
  • Chất dẻo, độ bền nhiệt kém.
  • Độ kết dính cao, nối mạch phân tử cao, trọng lượng phân tử cao hơn và nối ngang cao hơn, tính chất nhiệt cao hơn.
  • Độ biến dạng do nhiệt.
  • Tính chất điện:

Chất dẻo thường chịu được tính cách điện tốt: độ kháng thể tích, độ bền điện môi. Thường nhựa có độ hút dẫn thấp hơn thì kháng điẹn môi cao hơn.

1.2 Tính chất hóa học của nhựa

Độ hấp thụ nước:

  • Độ hấp thụ nước cao đối với nhựa có nhóm phân cực.
  • Độ hấp thụ nước thấp thì tốt hơn vì nước hấp thụ làm một số tính chất cơ lý kém.
  • POLYMER không phân cực như PE, FP thì không có hấp thụ nước.
  • PVC, ABS, Á (SAN), PMMA, PC, POM có độ hấp thụ nước cao bởi vì có tính chất phân cực.
  • Đặc biệt Nylon 6 và 66 dễ hấp thụ nước.
  • Đa số chất dẻo hấp thụ nước.

+ Màng mỏng  CELUCOSE ACTATE: 350 ~ 1100gr/m2/24hr.

+ Màng mỏng CELLUPHANE: 2000gr/m2/hr24.

Kháng nước:

Kháng nước yếu khi có nối –Oh, -COOH, hay –NH.

Chất dẻo hòa tan trong nước:

POLYVINYL ALCOHOL, METHYL CELLULOR, CARBOXYL, CELLULOR, SODIUM ALGINATE…

Kháng hóa chất:

  • Vật liệu không phân cực thì dễ hòa tan trong dung môi không phân cực.

Thí dụ: PS, SILICONE REIN tan trong BENZENE, TOULENE.

  • POLYWERS phân cực thì dễ hòa tan trong dung môi phân cực.

Thí dụ: POLYVINYL BUTYRAL, POLYVINYL ACETATE tan trong ALCOHOL, ETHYL ACETATE.

  • Chất dẻo phân cực thì không hòa tan trong dung môi không phân cực.
  • Độ hòa tan giảm khi độ trùng hợp cao phân tử cao và có độ kết tinh cao.

Thí dụ: THERMOPLASTICS POLYESTER (POLYESTER nhựa nhiệt dẻo) như POLYETHYLENE, TEREPHTHALATE; POLYAMIDE (nylon 66).

  • Độ hòa tan thấp trong POLYMER có những nguyên tử có nhóm tổ chức đặc biệt hay có nhóm như CR, F, I … hay trong chất dẻo đã có liên kết ngang trong mạch phân tử.

Bền thời tiết:

  • Kháng UV kém: PE, PS, PP, cao su thiên nhiên.
  • Biến màu dưới ánh sáng mặt trời: PVC, POLYESTER.
  • Bền thời tiết tốt: PC, EPOXU, cao su NEOPRENE.
  • Cực bền thời tiết: PTFE.
  • Hấp thụ tia UV: Hỗn hợp thiếc hữu cơ.

2. Một số loại nhựa thông dụng

2.1. PE (Polyethylene)

Áp suất cao Áp suất thấp
–         Tỷ trọng

–         Lực kéo kg/cm3

–         Lực uốn kg/cm3

–         Nhiệt độ mềm (0C)

–         Nhiệt độ cháy (0C)

–         Hấp thụ nước (24 giờ, %)

0.92

114

60

90

112

<0.015

0.96

217

173

120

133

<0.01

* Cấu trúc PE:

Áp suất cao                                       Áp suất thấp

* Tỷ trọng và các tính chất:

Tỷ trọng

Tính chất

Độ kết tinh (%)

Độ cứng tương đối

Nhiệt độ mềm

Lực kéo (kg/cm3)

Độ giãn dài (%)

Nhiệt độ biến dạng nhiệt

0.92

 

65

1

100

140

500

45.50

0.935

 

75

2

110

180

300

85

0.95

 

85

3

120

250

100

65

0.96

 

95

4

130

400

20

80

  • Mờ và màu trắng, tỷ trọng nhỏ hơn 1.
  • Mạch có nhánh nhiều, độ kết tinh thấp hơn.
  • Khi đốt với ngọn lửa, có thể cháy được và có mùi parafin.
  • Độ kháng nước cao, kháng hóa chất và tính cách nhiệt và điện tốt.
  • Độ giãn dài lớn và dòn ở nhiệt độ thấp.
  • Độ phân phối trọng lượng phân tử hẹp đưa đến độ ứng suất nứt tốt.
  • Tính kháng hóa chất tốt.
  • Dễ cháy.
  • Hệ số giãn nở nhiệt cao.
  • Nứt do ứng suất.
  • Độ chịu thời tiết kém.
  • Độ bám dính kém.

* Áp dụng:

  1. Những sản phẩm cần độ bền kéo cơ học.

– Búa nhựa, vật liệu cách điện và nhiệt, bồn tắm, ống dẫn nước, chi tiết xe hơi.

  1. Sản phẩm cần kháng dung môi và dầu nhớt:

– Thùng chứa dung môi, chai lọ, màng mỏng bao bì.

  1. Sản phẩm dùng cho cách điện:

– Làm vật liệu điện chịu tần số cao (như dây cáp và chi tiết điện), băng leo cách điện, tấm.

Quý khách hàng có thể tham khảo sản phẩm thùng nhựa rỗng làm 100% nhựa nguyên sinh HDPE do Phuhoaan sản xuất tại đây!

2.2. PP (Polypropylene)

* Đặc tính:

– Lực hấp dẫn nội phân tử và độ kết tinh.

(1) Isotalic, syndiotatic kết tinh, tỷ trọng cao và cứng.

(2) Atatic, syndiotatic: đàn hồi  như cao su, tỷ trọng thấp, lực kéo cơ học kém không thích hợp cho gia công ép phun.

– Tính chất cơ học:

(1) Bề ngoài: không màu, bán trong suốt.

(2) Tỷ trọng: chất dẻo có trọng lượng nhẹ (0.90 – 0.92)

(3) Độ bền kéo, độ cứng: cao hơn PE.

– Tính chất nhiệt:

(1) Kháng nhiệt tốt hơn PE, đặc biệt tính chất cơ học tốt ở nhiệt độ cao.

(2) Dòn ở nhiệt độ thấp.

(3) Dễ dàng bị phá hủy bởi UV.

(4) Dễ cháy.

– Tính chất điện: Cách điện tần số cao tốt.

– Tính ứng suất nứt tốt.

– Tính chất bám kính kém.

– Tính chất gia công ép phun tốt.

– Các tính chất khác: không mùi, không vị, không độc, rẻ.

* Ứng dụng:

  1. Dùng độ cứng: nắp chai nước nhọt, thân và nắp bút mực, hộp nữ trang, két bia, hộp đựng bút.
  2. Dùng kháng hóa chất: chai lọ thuốc y tế, màng mỏng bao bì, ống dẫn, nắp thùng chứa dung môi.
  3. Dùng cách điện tần số cao: làm vật liệu cách điện tần số cao, tấm, vật kẹp cách điện.
  4. Dùng trong ngành dệt, v.v… Sợi dệt PP, dép giả da đi trong nhà.

Quý khách hàng có thể tham khảo sản phẩm thùng nhựa đặc làm từ 100% nhựa nguyên sinh PP block do Phuhoaan sản xuất tại đây!

2.3 ABS (Poly acrylonirile butadien styrene):

* Đặc trưng: Đồng trùng hợp, độ kết tinh thấp.

* Tính chất:

  1. Tùy thuộc vào thành phần của các chất đồng trùng hợp.

– Tính chất ABS: thường (25:25:50)

– Khi hàm lượng Acrylonitrile tăng:

+ Giảm độ bền kéo, Modul đàn hồi, độ cứng và độ cách điện tần số cao.

+ Tăng độ bền va đập, kháng dung môi và kháng nhiệt.

– Khi hàm lượng Butaciene tăng:

+ Giảm độ bền kéo, Modul đàn hồi, độ cứng.

+ Tăng độ bền va đập, kháng mài mòn và độ giãn dài.

– Khi hàm lượng Styrene tăng:

+ Tăng độ chảy khi gia nhiệt, cứng nhưng giòn.

  1. Độ phân cực và kết tinh: có phân cực – độ kết tinh thấp.
  2. Tính chất cơ học: trắng đục – bán trong suốt, độ nhớt cao hơn PS, độ bền va đập cao hơn PS.
  3. Tính chất nhiệt: nhiệt độ biến dạng do nhiệt: 60 – 1200C cháy được.

2.4 . PVC (Polyvinychoride):

* Đặc tính:

  1. Bột màu trắng
  2. Độ bền nhiệt thấp.
  3. Mềm dẻo khi dùng thêm chất hóa dẻo.
  4. Kháng thời tiết tốt.
  5. Ổn định kích thước tốt.
  6. Độ bền sử dụng cao.
  7. Sự chống lão hóa cao.
  8. Dễ tạo màu sắc.
  9. Trọng lượng nặng hơn so với một số chất dẻo khác.
  10. Cách điện tần số cao, độ bền ổn định nhiệt kém.
  11. Độc (khí HCI thoát ra trong quá trình do phân hủy nhiệt).
  12. Độ bền va đập kém, độc với chất độn, chất MONOMER (VC) còn lại trong PVC.
  13. PVC và sự bốc cháy.

Cũng như tất cả các chất hữu cơ khác, PVC bị phân hủy bởi ngọn lửa, nhưng do có mặt của Clo trong phân tẻ PVC có bản chất là chống cháy nên nó khó bốc cháy.

Quá trình lan truyền của ngọn lửa được chia làm 3 giai đoạn:

  1. Bốc cháy:

Dưới ảnh hưởng của nhiệt, một chất có thể cháy bắt đầu nhiệt phân, đo là một phản ứng thu nhiệt mà trong quá trình đó nhiệt lượng sinh ra làm phá hủy các liên kết nguyên tử chắc chắn, nó làm thoát ra các khí dễ cháy mà chúng có thể bốc cháy khi có oxy trong không khí và có thể tạo ngọn lửa bên ngoài hoặc thậm chí tự phát tại những nhiệt độ cao hơn.

  1. Sự lan truyền của ngọn lửa:

Các khí khi cháy sinh ra nhiệt lượng, do đó làm tăng nhanh quá trình nhiệt phân và kết quả là làm thoát ra các khí dễ cháy, sau đó ngọn nửa lan ngày càng nhanh và lan sang các nguyên liệu khác ở vùng lân cận.

  1. Cháy lớn toàn bộ:

Nhiệt từ ngọn lửa làm phân hủy tất cả các nguyên liệu dễ cháy và thoát ra các khí có thể cháy, điều đó tất nhiên làm tăng nhanh sự cháy sáng dẫn đến sự cháy sáng toàn bộ, tại giai đoạn này thì không thể dập tắt được ngọn lửa, hành động chỉ có thể nỗ lực được là kiềm chế các ngọn lửa làm cho nó không lan rộng sang các phần khác của nhà xưởng.

Phòng cháy và chữa cháy chỉ có hiệu quả trong 2 giai đoạn đầu của ngọn nửa, PVC có thể được coi là có tính chất thuận lợi trong việc ngăn chặn sự lan nhanh của ngọn lửa.

– PVC là nguyên liệu không dễ cháy, nhiệt độ bốc cháy của nó cao hơn nhiệt độ bốc cháy của gỗ.

Phương pháp

ASTMD 1929 (0C)

PVC cứng PVC đã hóa dẻo Gỗ
Nhiệt độ bốc cháy (do lửa) 400 330 – 380 210 – 270
Nhiệt độ tự bốc cháy 450 420 – 480 400

– Do nó có hàm lượng cacbon khá thấp nên khi PVC cháy ít nhiệt sinh ra, vì vậy hạn chế sự lan rộng của ngọn lửa, giá trị tỏa nhiệt của PVC là 200MJ/Kg; khoảng một nửa giá trị tỏa nhiệt của hầu hết các nguyên liệu  nhiệt dẻo khác.

– Kèm theo sự phân hủy của PVC là sự sinh ra khí HCl và hình thành các chuỗi liên kết ngang làm thành một lớp cacbon bảo vệ, lớp cacsbon này giữ vai trò vừa là lớp cách nhiệt làm hạn chế sự gia nhiệt của nguyên liệu, vừa là lớp cản trở làm giảm sự thoát ra khí dễ cháy và sự thâm nhập của oxy.

– Cuối cùng từ toàn bộ các phản ứng cơ bản, HCl hoạt động như một chất chống cháy làm trung hòa các gốc H và OH tự do được giải thoát ra mà nhiệt lượng từ đó đóng vai trò chính trong sự lan truyền của sự cháy.

Xem xét các đặc tính của PVC  thì PVC cứng thuộc loại đầu bảng trên phương diện chống cháy căn cứ theo một loạt các thí nghiệm quốc tế: B1 ở Đức, M1 ở Pháp, O hoặc 1 ở Anh.

Phản ứng của PVC có hóa dẻo đối với ngọn lửa thì ít thuận lợi hơn vì các chất hóa dẻo là những chất dễ cháy hơn, tuy nhiên khi thêm vào các chất chống cháy thích hợp thì nó có thể đạt dược sự phân loại nói trên.

  1. Các chất khí thoát ra khi PVC cháy:

Khi PVC cháy cũng như các chất hữu cơ khác (gỗ, giấy, vải …) thì sinh ra khí CO2 và CO, vì hàm lượng cacbon của PVC khá thấp nên  lượng khí cacbon sinh ra ít hơn so với các nguyên liệu hữu cơ khác.

CO được sinh ra khi mà tất cả các chất hữu cơ chưa cháy hoàn toàn nó xuất hiện với những nồng độ cao trong khi cháy thậm chí ngay cả khi không có sự có mặt của PVC.

Khi HCl thoát ra khi PVC cháy là một chất kích thích và độc (gây phù nề phổi).

Sự độc hại của các khí cháy là chủ yếu do khí CO, khí này khí có nồng độ cao và nó rất độc, lại không thấy được, không mùi, nạn nhân bị ngạt mà không biết để tránh đi.

Trái lại, có thể biết sự xuất hiện của khí HCl qua mùi của nó tại nồng độ rất thấp (5ppm) và rất nhanh chóng gây kích thích họng và các màng nhầy tới mức độ nhanh chóng làm cho người ta không thể chịu nổi (50 – 100ppm) nhưng lại không để lại hậu quả vĩnh viễn nào, chỉ khi ở mức độ cao gấp 10 – 20 lần mức nói trên thì gây phù nề phổi.

Do đó có thể coi rằng trong trường hợp cháy, khí HCl sinh ra sẽ làm một tín hiệu báo động buộc con người phải rời khỏi khu vực lân cận trước khi bị nhiễm độc hoặc bị ngạt.

Theo các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, đã có nhiều bình luận liên quan đến sự thoát ra của dioxin khí PVC cháy, nhiều kết luận ngược lại rút ra thì lại không được thực tế chứng minh qua các số liệu thu nhập được từ các vụ cháy thực tế. Các nghiên cứu bề sâu được thực hiện ở các phòng thí nghiệm ở trường tổng hợp căn cứ theo một vụ cháy tại một nhà kho ở Thụy Điển chứa 400 – 500 tấn PVC cho thấy rằng số lượng dioxin thoát ra lại nhỏ hơn một phần nghìn số lượng dioxin sinh ra hàng năm từ một lò thiêu cháy thành phố cỡ trung bình.

* Ứng dụng:

  1. Sản phẩm cứng: ống nước, màng mỏng cứng, tấm cứng.
  2. Sản phẩm mềm: ống nước, tấm.
  3. Không độc dùng: chai, lọ chất dẻo, thùng chứa thực phẩm, màng mỏng bao bì thực phẩm.

Quý khách hàng có thể tham khảo sản phẩm màng nhựa PVC làm 100% nhựa nguyên sinh PVC do Phuhoaan sản xuất tại đây!

3. Hướng dẫn điều chỉnh trong công nghệ ép phun khi sản phẩm bị lỗi

3.1. NHỰA PE VÀ PP

KHUYẾT TẬT CÁCH KHẮC PHỤC
1. Sản phẩm không liền đầy khuôn a. Tăng áp suất ép phun

b. Tăng thời gian ép phun

c. Tăng nhập liệu

d. Kiểm tra sự cân đối hệ thống đường nhựa chảy đối với khuôn nhiều sản phẩm.

e. Tăng nhiệt độ xylanh

f. Kiểm tra béc phun dơ, bẩn.

g. Tăng kích thước đường nhựa chảy chính và phụ (runner) cổng nhựa (gate) hay chỗ thoát khí ở khuôn hoặc máy.

h. Tăng nhiệt độ khuôn.

i. Kiểm tra việc chuyển đổi áp suất.

2. Sản phẩn bị ba – via a. Giảm áp suất ép phun.

b. Tăng áp lực kẹp khuôn

c. Giảm nhiệt độ xylanh

d. Giảm tốc độ phun (thay đổi phù hợp theo các bước).

e. Kiểm tra nồng độ đồng nhất nguyên liệu.

f. Kiểm tra việc chuyển đổi áp suất

3. Sản phẩm co rút nhiều a.Tằng thời gian sáp suất giữ.

b. Tăng áp suất nén ép.

c. Giảm nhiệt độ xylanh

d. Giảm nhiệt độ phun.

e. Tăng kích thước runner chính và phụ, cổng nhựa.

f. Cố gắng cân đối độ dầy đồng đều của thành sản phẩm.

4.  Sản phẩm bị vênh A. Tăng thời gian áp suất giữ khuôn

b. Điều chỉnh nhiệt độ khuôn  phần đực và cái đều nhau

c. Thay đổi vị trí chỗ lỗi sản phẩm ở sản phẩm

d. Giảm áp suất giữ

e. Tăng nhiệt độ khuôn

f. Giảm độ dài chảy của hệ runner

5. Sản phẩm dòn dễ vỡ a. Kiểm tra độ đồng nhất nguyên liệu hay độ phân hủy (đứt mạch phân tử) của nguyên liệu nhựa

b. Giảm độ góc cạnh trên đường chảy nhựa vào khuôn

c. Tăng nhiệt độ nguyên liệu

d. Tăng nhiệt độ khuôn

6. Sản phẩm có vết đường nhựa chảy, các mối hàn đường nhựa chảy, độ bóng thấp, bề mặt nhám không dính a. Tăng nhiệt độ xylanh

b. Giảm thiểu sự dao động nhiệt độ khuôn (cần ổn định)

c. Giảm tốc độ ép phun

d. Kiểm tra bề mặt khuôn

e. Tăng áp suất ép phun và thời gian giữ

f. Nguyên liệu cần sấy khô, hoàn toàn cẩn thận

7. Sản phẩm bị lõm a. Tăng áp suất ép phun

b. Tăng thời gian ép phun

c. Kiêm tra các phần dầy của thành phẩm

d. Giảm nhiệt độ khuôn

e. Xem xét lại vị trí cổng nhựa (gate)

8. Chất lượng không ổn định a. Tăng phần dư nhựa trước đầu trục vít sau khi ép và tăng áp suất ngược

b. Thay đổi nhiệt độ trên xylanh nhietj và béc phun bảo đảm sự biến thiên phù hợp và đồng đều.

c. Xem xét khả năng máy có phù hợp (về trọng lượng phun, áp suất lực khuôn, khoảng chạy lấy keo nằm trong cho phép của máy…)

9. Sản phẩm bị bọng a. Điều chỉnh các thông số theo phần sản phẩm không liền đầy khuôn và cộng thêm các phần sau:

b. Kiểm tra phần thoát khí trong khuôn

c. Xem lại vị trí gate

d. Giảm tốc độ ép phun

e. Kiểm tra độ ẩm của nguyên liệu

f. Kiểm tra các phụ gia trộn với nguyên liệu

10. Sản phẩm bị dính a. Giảm áp suất ép phun

b. Kiểm tra bề mặt các nôi khuôn, cần đánh bóng

c. Kiểm tra bộ phận lõi đúng

d. Kiểm tra các góc cạnh của cốc khuôn

3.2. NHỰA PVC CỨNG

KHUYẾT TẬT CÁCH KHẮC PHỤC
1. Sản phẩm không liền đầy  khuôn a. Kiểm tra phễu nhập liệu

b. Tăng áp suất ép phun

c. Tăng nhiệt độ xy lanh

d. Kiểm tra kích thước cổng nhựa đủ lớn

2. Sản phẩm bị lõm hay co rút a.  Tăng áp suất ép phun và áp suất giữ

b. Kiểm tra độ dầy sản phẩm từ dầy đến mỏng

c. Tăng thời gian làm nguội

d. Giảm độ dầy ở những phần sản phẩm

e. Tăng kích thước cuống phun, đường nhựa chảy và cổng nhựa

f. Cân

3. Sản phẩm có vết ố cam xung quanh cổng nhựa a. Giảm thời gian giữ

b. Giảm áp suất ép phun

c. Điều chỉnh biến thiên áp suất ép phun phù hợp

d. Tăng / giảm nhiệt độ xy lanh

e. Tăng nhiệt độ khuôn

4. Sản phẩm có vết mờ, nối đường chảy nhựa a. Giảm nhiệt độ nguyên liệu (xy lanh)

b. Tăng kích thước đường chảy nhựa

c. Tăng kích thước cổng nhựa

d. Tăng nhiệt độ khuôn

e. Kiểm tra việc chảy không đồng nhất xung quanh lõi khuôn đực (nếu có).

5. Sản phẩm có đường hàn nối các dòng nhựa nóng chảy kém a. Tăng nhiệt độ xylanh

b. Tăng kích thước đường chảy nhựa

c. Kiểm tra vị trí cổng nhựa phù hợp mở rộng kích thước cổng nhựa

d. Tăng nhiệt độ khuôn.

6. Sản phẩm bị ba via a. Giảm nhiệt độ xy lanh

b. Tăng lực kẹp  khuôn

c. Giảm áp suất ép phun

d. Kiểm tra bề mặt khuôn và các đường nối các chi tiết khuôn

e. Kiểm tra điểm chuyển đổi áp suất.

7. Sản phẩm phồng rộp hay lỗ bộng a. Giảm nhiệt độ xy lanh

b. Giảm tốc độ ép phun

c. Kiểm tra phần thoát khí trong khuôn

d. Kiểm tra các phụ gia sử dụng hàm lượng trong hỗn hợp PVC.

8. Sản phẩm có vết cháy a. Giảm tốc độ ép phun

b. Kiểm tra phần thoát khí trong khuôn

c. Giảm nhiệt độ xy lanh

d. Giảm áp suất ngược

e. Kiểm tra tốc độ xy lanh và trục vít

f. Kiểm tra quạt gió làm nguội xung quanh xy lanh, sự phân tán khí

g. Điều chỉnh sự phù hợp từng vùng nhiệt.

9. Sản phẩm chỉ cháy ít trong 1 phần sản phẩm a. Tăng kích thích cổng nhựa
10. Sản phẩm có co rút lớn so với PVC Compound cho phép a. Tăng tốc độ ép phun

b. Tăng áp suất ép phun và áp suất giữ

c. Tăng thời gian làm nguội

d. Tăng thời gian áp suất giữ

11. Sản phẩm có co rút nhỏ so với PVC Compound cho phép a. Giảm tốc độ ép phun

b. Giảm áp suất ép phun và áp suất giữ

c. Giảm áp suất áp làm nguội

d. Giảm thời gian áp suất giữ

12. Sản phẩm có đốm đen, nhưng không thành vết biến màu a. Làm vệ sinh xy lanh

b. Giảm tốc độ giai đoạn ép đẩy

13. Sản phẩm bị tách lớp a. Bảo đảm nhựa rửa PE đã ra khỏi hết nòng xylanh

b. Tăng nhiệt độ xy lanh

c. Tăng tốc độ ép phun

d. Tăng kích thích cổng nhựa

14. Sản phẩm có phần độ dày nở ra sau khi lôi sản phẩm ra khỏi khuôn a. Giảm nhiệt độ xy lanh

b. Giảm tốc độ làm đầy

c. Giảm đoạn dầy sản phẩm

d. Giảm sự kháng chảy trong khuôn.

3.3  NHỰA PET (POLYETHYLENE TEREPHTHALATE)

KHUYẾT TẬT CÁCH KHẮC PHỤC
1. Sản phẩm không liền đầy khuôn a. Kiểm tra phễu nhập liệu

b. Tăng thớt nhập liệu

c. Tăng áp suất ép phun và tăng tốc độ ép phun

d. Giảm phần nhựa dư trước đầu trục vít sau khi ép

e. Kiểm tra việc sấy nguyên liệu

f. Tăng kích thước cổng nhựa

2. Sản phẩm có vết chảy nhựa dính a. Giảm tốc độ ép phun

b. Tăng nhiệt độ khuôn

c.  Tăng kích thước cổng nhựa

d. Tăng nhiệt vùng cổng nhựa

e. Kiểm tra việc sấy nguyên liệu

3. Béc phun bị nhiễu giọt nhựa nóng chảy a.  Giảm nhiệt độ xy lanh

b. Giảm nhiệt độ béc phun

c. Giảm thời gian mở khuôn

d. Giảm thời gian ép phun

e. Giảm phần nhựa dư trước trục vít sau khi ép

f. Giảm kích thước lỗ béc phun

g. Tăng khoảng chạy thêm của trục vít sau khi lấy keo

4. Sản phẩm bị vênh và biến dạng a. Xem xét nhiệt độ 2 nửa khuôn

b. Kiểm tra ảnh hưởng của bộ phận lõi và các điểm lõi trên sản phẩm

c. Tăng áp suất ép phun

d. Tăng thời gian ép phun

e. Giảm nhiệt độ khuôn

f. Tăng thời gian đóng khuôn

g. Dùng hệ thống nước lã lạnh đúng.

5. Sản phẩm bị bọng a. Tăng áp suất ép phun

b. tăng thời gian giữ áp suất ép phun

c. Tăng / giảm phần nhựa dư trước đầu trục vít sau khi ép phun

d. Tăng nhiệt độ khuôn

6. Sản phẩm bị tách lớp a. Kiểm tra độ tinh khiết nguyên liệu

b. Tăng kích thước cổng nhựa

7. Sản phẩm  bị dính khuôn a. Giảm áp suất ép phun

b. Giảm thời gian giữ áp suất ép phun

c. Giảm nhiệt độ khuôn

d. Giảm nhiệt độ xy lanh

e. Kiểm tra góc cạnh và phần nối các chi tiết trong khuôn.

f. Dùng dầu siline bôi trơn khuôn

Bài sau Phú Hòa An sẽ viết về các chất phụ gia trong chất dẻo, quy trình sản xuất nhựa với các công đoạn, nguyên lý của nó. Tiếp đến Phú Hòa An cũng sẽ viết một bài về hạt nhựa màu để mọi người tham khảo thêm. Để đọc thêm bài viết khác hãy vào trang web của chúng tôi: http://phuhoaan.com.vn/
Mọi ý kiến đóng góp hay muốn biết thêm thông tin vui lòng liên hệ hotline – email để nhận hỗ trợ nhanh chóng nhất.